Khái quát Lý_thuyết_thiết_kế_cơ_chế

Những người thiết kế cơ chế nói chung cố gắng đạt được các kết quả sau: sự trung thực, duy lý, cân bằng ngân sách, và phúc lợi xã hội. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, khó mà đạt được kết quả tối ưu cho đồng thời cả bốn kết quả. Đấy là chưa nói đến những kết quả hay được mong đợi khác, như tính công bằng, hiệu suất Pareto, v.v... Lý thuyết thiết kế cơ chế tiếp cận vấn đề theo hướng chấp nhận có sự đánh đổi kết quả này lấy kết quả kia. Đôi khi, các cơ chế cao cấp còn cố gắng hạn chế sự hợp tác có hại giữa những người chơi.

Một cách thức phổ biến trong thiết kế cơ chế là tìm cách đạt được kết quả mong đợi bằng một khái niệm giải thuật nhất định. Chẳng hạn, để đạt được một cân bằng chiến lược chi phối thì cần có sự chuyên quyền. Trái lại, để đạt được một cân bằng Nash thì cần có sự tham gia rộng rãi của xã hội.

Việc thiết kế cơ chế có sự tham gia trước hết và chủ yếu của các nhà kinh tế. Song ngoài ra còn có các nhà toán học, các nhà khoa học máy tính, v.v...